Giá USD hôm nay 25.4.2024: Ngân hàng hạ nhiệt, tự do quay đầu đi lên
Hành khách sử dụng ví MoMo kể từ ngày 24.1 có thể quét mã QR để ung dung ra vào trạm metro TP.HCM. Cụ thể, đối với khách mua vé lượt để đi metro, chỉ cần một chạm quét mã QR trong phần thanh toán trên ứng dụng MoMo là xong. Đối với khách mua vé ngày, vé tháng thông qua app HCMC Metro cũng thanh toán được bằng MoMo.Bên cạnh đó, khách hàng có sử dụng ví MoMo liên kết với thẻ Mastercard thì khi thanh toán với nguồn tiền Mastercard sẽ được giảm thêm 20%, tối đa 10.000 đồng. Như vậy, MoMo là ví điện tử đầu tiên giúp hành khách mua vé metro TP.HCM thuận tiện hơn bên cạnh các loại thẻ thanh toán ngân hàng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu. Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Giá vé lượt thanh toán không dùng tiền mặt từ 6.000 đồng - 19.000 đồng (theo khoảng cách di chuyển), thấp hơn vé thanh toán bằng tiền mặt từ 7.000 đồng - 20.000 đồng.Top 10 kem chống nhăn vùng mắt hiệu quả nhanh chóng được tìm mua nhiều hiện nay
Ngày 9.1, một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, sáng cùng ngày, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an TP.Vinh đã triệt phá thành công một đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn.Theo đó, công an đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan đường dây ma túy này khi cả hai đang di chuyển bằng xe ô tô trên địa bàn xã Hưng Chính (TP.Vinh). Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ 34 bánh nghi heroin được bọc trong các bao ni lông giấu kín trên xe ô tô.Đáng chú ý, trong 2 nghi phạm bị bắt có ông Mùa Bá Vừ, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi (H.Kỳ Sơn, Nghệ An). Ông Vừ nguyên là Phó chủ tịch UBND xã Na Ngoi, được bổ nhiệm chức Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cách đây 2 năm. Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Giữ da trên sân golf - cẩn thận để vừa giữ dáng lại đẹp da
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe ô tô lao xuống sông.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Những hình ảnh về nhà thờ giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) trang trí tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm của người Việt, thời điểm để đoàn tụ gia đình và tôn vinh truyền thống văn hóa. Người Công giáo tiếp tục trang trí nhà thờ với nhiều biểu tượng truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào...
Thi công đường quá chậm ảnh hưởng cuộc sống người dân
Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, dựa trên 5 trụ cột: Công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa - đô thị thông minh. Để cụ thể hóa quyết tâm hướng tới tăng trưởng xanh, trong năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi xanh tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2030 và Ban Chỉ đạo thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng giai đoạn 2025 - 2030.Tỉnh Bình Định chọn hợp tác toàn diện với Tập đoàn Vingroup về thúc đẩy chuyển đổi xanh, trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh. Theo biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh được ký kết ngày 15.11.2024, ngoài hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện, tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin... Vingroup sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch xanh, công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, hạ tầng đô thị xanh, giao thông xanh và lối sống xanh tại Bình Định. UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi xanh, sử dụng ô tô, xe máy điện hoặc các loại hình giao thông xanh như: taxi điện, xe buýt điện…Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết tỉnh này đang tích cực triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.Theo đó, giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Bình Định phát triển hạ tầng sạc điện, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh. Đến năm 2040, từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng ô tô, mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050 có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh…Về giao thông đô thị, từ năm 2025, tỉnh Bình Định thực hiện 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 5%. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.Theo quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt, TP.Quy Nhơn có vai trò là trung tâm kinh tế biển tổng hợp của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, là trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có khu đô thị khoa học mang tầm cỡ quốc gia, với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và Trung tâm AI…Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng xây dựng Bình Định trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn của các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, là trung tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng. Cụ thể, xây dựng, phát triển và phát huy hiệu quả của Khu đô thị khoa học Quy Hòa; ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) cho các ngành kinh tế trụ cột, gắn với việc hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên, các Viện nghiên cứu vật lý và thiên văn học theo Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vũ trụ.Hiện đề án phát triển Khu đô thị khoa học Quy Hòa rộng 242 ha đang được triển khai tại TP.Quy Nhơn. Đây là khu đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam, đã có các dự án khoa học - công nghệ hoạt động, như: Trung tâm ICISE, khu Tổ hợp không gian khoa học, Công viên sáng tạo TMA, Công viên phần mềm FPT… Đặc biệt, Trung tâm ICISE là nơi duy nhất của Việt Nam đã đón tiếp hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học từ nhiều quốc gia đến tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, nghiên cứu và làm việc, trong đó có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel.Tại TP.Quy Nhơn còn có dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ rộng hơn 93 ha, tổng vốn đầu tư 4.362 tỉ đồng, do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 8.2024. Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ này sẽ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng AI vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và nông nghiệp. Đây là hạt nhân giúp Bình Định đạt mục tiêu là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ trong và ngoài nước.Theo ông Phạm Anh Tuấn, sau khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được phê duyệt, Bình Định xác định mở lần lượt các cánh cửa để tạo thành công cho sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những cánh cửa đầu tiên là phát triển AI, bán dẫn, an ninh mạng và nguồn nhân lực công nghệ. Những lựa chọn này không chỉ phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia mà còn đáp ứng nhu cầu cụ thể của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh và bền vững, được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ 20 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển khoa học công nghệ.Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Bình Định. Để đạt được điều này, Bình Định cần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành bán dẫn. Do vậy, cần chú trọng đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực này, đảm bảo sẵn sàng cho các dự án đầu tư lớn trong tương lai.Hiện tỉnh Bình Định đang xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng; tăng cường giáo dục STEM trong các trường học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Định sẽ đào tạo và thu hút khoảng 7.500 nhân lực (15% cả nước) có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn thông tin. Trong đó, công nghiệp bán dẫn 3.000 nhân lực, AI 3.000 nhân lực, an toàn thông tin 1.500 nhân lực. Đồng thời, đào tạo nghề có trình độ cao đẳng cho khoảng 1.000 người có trình độ phù hợp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra mục tiêu phát triển Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế mạnh, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là khát vọng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định. Việc phát triển AI, công nghiệp bán dẫn và an ninh mạng là những bước đi quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghệ cao của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.Bình Định đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng AI trong các lĩnh vực như: quản lý đô thị thông minh, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong y tế, nông nghiệp công nghệ cao… Tuy nhiên, để AI thực sự trở thành động lực chính cho sự phát triển, cần phải xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ, bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, du lịch Bình Định đang được đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với những nét đặc trưng riêng như: du lịch khám phá khoa học, du lịch gắn với võ cổ truyền, bài chòi dân gian Bình Định... với điểm nhấn là "Quy Nhơn - điểm đến hàng đầu của châu Á".Năm 2024, Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức rất thành công giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm giải vô địch thế giới mô tô nước ABP Aquabike và giải vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 (F1H2O). Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM) đã quyết định chọn Bình Định để tổ chức giải đấu F1H2O thường niên."Tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực, cả nước và vươn tầm châu Á. Bên cạnh việc khai thác bền vững, phát huy tiềm năng du lịch sẵn có, chúng tôi thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế để thu hút đầu tư, phát triển du lịch", ông Phạm Anh Tuấn nói.